1. Kính cường lực là gì?
Nội dung chính
Kính cường lực là kính thông thường, được gia nhiệt (được tôi nhiệt) đến ngưỡng 680 -700 độ C. Sau đó sẽ được làm nguội dần (nhanh hơn tốc độ nguội tự nhiên nhiều lần) bằng hơi khí mát. Quá trình Nung nóng – làm nguội này sẽ được lập trình tùy theo chủng loại kính (độ dày, màu sắc, chủng loại…) để đạt đến mục đích cuối cùng là làm tăng ứng suất bề mặt của tấm kính (tăng độ cứng).
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa kính thông thường và kính cường lực là độ cứng (hay còn gọi là ứng suất bề mặt). Kính thường khi vỡ ra sẽ sắc nhọn và nguy hiểm. Nhưng kính cường lực khi vỡ ra sẽ “vụn như ngô”, do đó hạn chế tối đa tính sát thương của kính.
Kính cường lực khi vở
2. Cửa kính thủy lực
Cửa kính cường lực mở quay hay còn gọi là cửa thuỷ lực (cửa kính thuỷ lực) được làm kính cường lực (có độ dày 10mm, 12mm,…). kết hợp với hệ phụ kiện inox (như bản lề, tay nắm, khóa sàn, kẹp kính,..)
Bản chất của tên gọi cửa kính cường lực này là do bản lề cửa thuỷ lực có cấu tạo, thiết kế và bố trí khác so với các loại cửa truyền thống. Bản lề hoạt động bằng cách đóng mở bằng cặp pitton dầu thủy lực có thiết kế nằm dưới âm sàn.
3. Phân loại cửa kính thủy lực
Thông thường cửa kính cường lực có những loại sau:
- Cửa kính thủy lực 1 cánh
- Cửa kính thủy lực 2 cánh
- Cửa kính thủy lực 1 cánh, 1 vách bên
- Cửa kính thủy lực 1 cánh, 2 vách bên
- Cửa thuỷ lực 2 cánh 1 vách bên.
- Cửa thuỷ lực 2 cánh 2 vách bên.
- Cửa thuỷ lực 2 cánh 3 vách xung quanh,…
4. Cửa kính cường lực lùa
Cửa kính cường lực lùa được làm từ kính cường lực (có độ dày 10mm, 12mm) kết hợp với bộ phụ kiện inox như: Ray treo, bánh xe, nẹp sập, tay nắm, kẹp kính, khóa,…
Đặc tính lớn nhất khi sử dụng cửa kính cường lực lùa là tận dụng tối ưu không gian do cách mở lùa, cường kính cường lực lùa hay được sử dụng nơi có không gian chật hẹp
5. Phân loại cửa kính cường lực lùa
- Cửa kính cường lực lùa trượt treo
- Cửa kính cường lực lùa trượt ngang
- Cửa kính cường lực lùa ray nhôm
- Cửa kính cường lực lùa ray inox
- Cửa kính cường lực lùa 1 cánh
- Cửa kính cường lực lùa 2 cánh,…
6. Vách kính cường lực
Vách ngăn kính cường lực được làm từ kính cường lực liên kết với nhau bằng hệ phụ kiện như nẹp sập, u inox, thanh giằng, chân nhện khung nhôm, khung inox,…cùng với vật tư phụ như keo silicon, ke chốt cố định, đinh vít,…
Vách kính cường lực có tính chịu lực cao, chống va đập, chịu trọng tải lớn và chống bể vỡ do dị ứng suất nhiệt cao so với các loại vách ngăn thông thường khác.
Vách kính cường lực được dùng để ngăn chia 2 khu vực riêng biệt, chia phòng to thành nhiều phòng nhỏ, giúp dễ bài trí với các đồ nội thất, rất linh hoạt và gọn nhẹ trong quá trình sử dụng và lắp ráp, phù hợp cho các văn phòng, nhà ở cần nhiều ánh sáng mặt trời.
7. Phân loại vách kính cường lực
a. Phân theo mục đích sử dụng:
- Vách kính cường lực mặt tiền
- Vách kính cường lực phòng khách
- Vách kính cường lực phòng ngủ
- Vách kính cường lực nhà tắm
- Vách kính cường lực văn phòng,…
b. Phân theo kết cấu, vật liệu:
- Vách kính cường lực thông thường cấu tạo gồm: Kính cường lực, nẹp sập (nhôm, inox,…), keo silicon, ke vít, vật tư phụ,…
- Vách kính cường lực mặt dựng cấu tạo gồm: Kính cường lực, khung nhôm gia cường, keo silicon, ke vít, vật tư phụ,…
- Vách kính cường lực chân nhện cấu tạo gồm: Kính cường lực, chân nhện để liên kết các tấm kính, khung inox gia cường, keo silicon, ke vít, vật tư phụ,…
8. Ưu điểm của cửa và vách kính cường lực.
- Vì làm từ kính cường lực nên chịu được lực va đập và áp suất cao mang lại sự chắc chắn và an toàn.
- Không cong vênh, biến dạng.
- Cách âm, cách nhiệt tốt.
- Chống ồn và khói bụi ô nhiễm.
- Giúp lấy ánh sáng tự nhiên.
- Dễ lau chùi vệ sinh.
- Bền đẹp với thời gian.
- Tiện lợi cho việc đóng mở khi có hệ thống thuỷ lực.
- Mang đến không gian trẻ trung năng động
- Thi công lắp đặt nhanh